Nguồn gốc giống lúa An Nông 0818
Giống lúa lai 3 dòng An Nông 0818 do Công TNHH Khoa học Nông nghiệp Canh Vân Hi Đức Tứ Xuyên, Trung Quốc lai tạo và sản xuất. Được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam cho Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp An Nông.
Do Công ty TNHH Profesfar Việt Nam độc quyền cung ứng tại 2 tỉnh trồng nhiều lúa lai nhất của cả nước là Nghệ An và Hài Tĩnh. Giống lúa lai 3 dòng An Nông 0818 đã được Bộ NN&PTNT cấp phép lưu hành tại Việt Nam
Đặc điểm giống lúa An Nông 0818
TGST trung bình, tương đương các giống lúa lai khác, dễ bố trí mùa vụ, trồng được các vụ trong năm. TGST từ 120-130 ngày vụ Đông Xuân, ngày, 100-110 ngày ở vụ Hè Thu - Mùa. Rất thích hợp trên các chân đất vàn (bằng phẳng), vàn thấp. Thích hợp vừa phải trên các chân đất quá sâu trũng. (Tìm hiểu về hạng đất TẠI ĐÂY)
Giống An Nông 0818 là giống lúa lai 3 dòng năng suất cao nhưng cơm lại rất ngon. Năng suất từ 10-12 tấn/ha. Hạt giống chắc mẩy không lép lửng như các giống lúa lai khác, tỷ lệ nảy mầm cao, mầm mạnh, chịu rét tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, ít dảnh vô hiệu.
AN NÔNG 0818 là giống ưa thâm canh, khả năng chịu rét tốt, chiều cao cây từ 95-105 cm, dạng hình đẹp, cứng cây chống đổ rất tốt. Màu sắc lá xanh đậm, bộ lá đòng xanh bền, phiến lá to, trỗ gọn tập trung.
Trên chân đất vàn, vàn thấp trong điều kiện thâm canh, An Nông 0818 có thể đẻ từ 15-30 dảnh/khóm với mật độ cấy 32-25 khóm/m2. Trên chân đất vàn cao, có thể đẻ từ 10-15 dảnh/khóm. Tỷ lệ hữu hiệu đạt gần như tuyệt đối. Độ đồng đều các bông cao, không có bông nhỏ.
Bông to, dài, nhiều hạt, tỷ lệ hạt chắc cao, chín tập trung số hạt trên mỗi bông từ 250-380, tỷ lệ hạt chắc trên mỗi bông đạt từ 85-92%.
AN NÔNG 0818 là giống lúa dễ trồng, có khả năng thích ứng rất rộng; đặc biệt phù hợp với những chân đất vàn và vàn thấp. Chống chịu với một số loại sâu bệnh hại chính như đạo ôn, đốm nâu,...
Gạo từ giống lúa An Nông 0818 thuộc nhóm gạo cao cấp, thích hợp cho xuất khẩu và phân khúc thị trường người tiêu dùng cao cấp. Hạt gạo > 7,28 mm , trắng trong. Là giống lúa có chất lượng cao, cơm ngon, dẻo cơm, để nguội cơm vẫn dẻo và giữ nguyên hương vị.
Lượng giống và thời vụ An Nông 0818
Lượng giống sử dụng: Nếu gieo cấy theo phương pháp cải tiến SRI lượng giống cần khoảng 12-16 kg/ha. Gieo cấy theo phương pháp truyền thống hoặc gieo sạ từ 16-24 kg/ha.
Thời vụ: Tuân theo chỉ đạo của địa phương. Có thể tham khảo khung lịch sau:
- Xuân Sớm: Từ 01/12-25/12;
- Xuân chính vụ: Từ ngày 25/12-20/01.
- Xuân muộn: 21/1-20/2.
- Vụ Hè Thu: 15/5-10/6 và Vụ mùa: 25/6-05/7.
Ngâm ủ giống lúa An Nông 0818
Hạt giống được cắt ra khỏi bao, phơi nắng nhẹ. Dụng cụ ngâm phải sạch, không dùng các dụng cụ đựng các hóa chất như sơn, dầu,…
Thời gian ngâm từ 14-16 giờ, nếu thời tiết lạnh có thể ngâm 18-20 tiếng. Thay nước 3-4 tiếng một lần, để rửa chua, chỉ nên ngâm tối đa 24 giờ. Nên ngâm nhiều nước.
Ủ bình thường như các giống khác. Nhiệt độ ủ 30-32oC. Sau mỗi ngày kiểm tra, nếu khô thì xịt thêm nước sạch, đảo đều rồi ủ tiếp.
Để đảm bảo cân đối giữa chiều dài rễ và mầm mộng, nên cho giống vào túi nilon, cột chặt và ủ, sau 24 giờ thì mở ra nới bao, vì lúc đó hạt nảy mầm, khi chiều dài mầm mộng bằng 1/4 đến 1/3 chiều dài hạt lúa là thời điểm gieo tốt nhất.
Gieo, cấy giống lúa An Nông 0818
Thời điểm gieo: Đối với giống An Nông 0818 khi mầm mộng (mầm cây không phải mầm rễ) bằng 1/4 chiều dài hạt thóc, là thời điểm gieo tốt nhất.
Gieo mạ cấy: Mật độ gieo từ 50-60 gam/m2 để đảm bảo mạ đanh dảnh, có ngạnh trê. Tức cần 20 m2 để gieo 1 kg giống An Nông 0818.
Gieo sạ: Đối với sạ lan (gieo thẳng bằng tay) từ 24-32 kg/ha (từ 1,2 -1,6 kg/sào 500m2). Đối với sạ hàng bằng máy từ 16-24 kg/ha (từ 0,8-1,2) kg/sào 500m2).
Làm mạ: Cần che phủ nilon chống rét ở vụ Xuân, lưu ý lúc dỡ nilon phải luyện mạ, dỡ từng góc, và dỡ ra một lúc rồi đậy lại, nếu dỡ hết ngay mạ có thể chết.
Thời điểm cấy
+ Đối với chân đất vàn: Cấy mạ đủ tuổi tức từ 3,5-4,0 lá thật, muộn nhất 6 lá.
+ Đối với chân đất vàn cao: Nên cấy mạ giai đoạn 3-3,5 lá thật (lúc mạ đã đẻ nhánh), tốt nhất cấy mạ xúc, cây mạ còn dính với hạt thóc.
+ Đối với đất sâu trũng: Nên cấy mạ già, đã đẻ 4,0-4,5 dảnh, khi cấy xuống không cần đẻ nữa. Vì đất sâu trũng nước ngập sâu khả năng đẻ nhánh bị ảnh hưởng.
Quy trình chăm sóc tham khảo
Chăm sóc mạ và phòng trừ sâu bệnh cho lúa
- - Kỹ thuật thâm canh mạ: Tham khảo TẠI ĐÂY
- - Bệnh đạo ôn: Tham khảo TẠI ĐÂY
- - Bệnh do vi khuẩn: Tham khảo TẠI ĐÂY
- - Sâu cuốn lá, SĐT, nhện gié: Tham khảo TẠI ĐÂY
- - Lem lép hạt: Tham khảo TẠI ĐÂY
- - Tuyến trung u sưng rễ lúa: Tham khảo TẠI ĐÂY
- - Phòng trừ Ốc bươu vàng: Tham khảo TẠI ĐÂY
- - Phòng trừ cỏ dại cho lúa: Tham khảoTẠI ĐÂY
- - Phòng trừ Bọ trĩ hại lúa: Tham khảo TẠI ĐÂY
- - Phòng trừ rầy cho lúa: Tham khảo TẠI ĐÂY
- - Bệnh vàng lá lúa: Tham khảo TẠI ĐÂY
Biên soạn: Thạc sĩ. Phan Anh Thế
“Tài liệu này là thông tin tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa An Nông 0818 do Ths. Phan Anh Thế biên soạn, không liên quan đến trách nhiệm của bất cứ cá nhân, đơn vị, tổ chức nào khác. Các kiến thức khoa học sử dụng trong tài liệu có dẫn một số nguồn tư liệu trong và ngoài nước, kết hợp với nghiên cứu của tác giả. Người trồng lúa nên tham vấn thêm hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan chuyên môn địa phương”.