Công ty TNHH Profesfar Việt Nam ×

Danh mục sản phẩm

Cây lúa thiếu Kali

Nội dung [Hiện]

null

Tuy nhiên đây không phải là triệu chứng do nấm, vi khuẩn hay virus gây ra. Mà đây là triệu chứng chủ yếu do cây lúa bị thiếu hụt Kali. Nếu quá thiếu hụt này kéo dài, cây lúa sẽ bị rối loạn sinh lý và giảm sức đề kháng, là điều kiện để tác nhân gây bệnh tấn công.

Khi cây lúa thiếu kali, cây còi cọc, đẻ nhánh kém, héo úa lá gốc và xanh đậm lá phía trên. Các lá thấp có biểu hiện vàng, bắt đầu tử đỉnh lá, mép lá hoặc dọc theo gân lá tiếp đến lá chuyển sang màu nâu, nâu vàng cục bộ, hoặc màu nâu toàn bộ lá.

Triệu chứng thiếu hụt kali luôn diễn ra trên các lá già nhất trước, thiếu hụt kéo dài thì triệu chứng biểu hiện dần lên các lá phía trên. Trên đồng ruộng chúng ta sẽ quan sát thấy biểu hiện dạng cục bộ, theo hàng lối hoặc theo từng ô, do việc bón kali không đều, nên chỗ đủ, chỗ thiếu.

Tốc độ lá chuyển từ màu xanh sang màu nâu nhanh, khi thăm đồng ta thường có cảm giác như nó đang lây lan nhanh và nghĩ là bệnh gì đó. Vì triệu chứng này rất dễ nhầm với triệu chứng một số bệnh như đốm sọc vi khuẩn (Xanthomonas oryzicola) giai đoạn đầu hoặc bệnh bỏng lá lúa (Microdochium oryzae). Thường thì nông dân thấy lúa vàng thì bón thêm đạm hoặc phun phân bón lá, song việc bón đạm cũng không thể làm khôi phục lại màu xanh cho cây lúa.

Triệu chứng cây lúa thiếu Kali
Triệu chứng cây lúa thiếu Kali

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt kali, tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến thiếu kali trên lúa xuân ở Nghệ An và Hà Tĩnh là do từ đầu vụ đến nay, nhiệt độ thấp kéo dài, các chất hữu cơ phân giải chậm, chất dinh dưỡng cung cấp từ chất hữu cơ trong đất và phân hữu cơ bón vào ít, gây ra thiếu hụt dinh dưỡng, chủ yếu và lân và kali.

Trong đó thiếu kali làm tăng tỷ lệ mắc rối loạn sinh lý, giảm khản năng đề kháng với các chất độc hại được sinh ra trong điều kiện yếm khí, ví dụ ngộ độc sắt, bệnh đốm nâu (Helminthosporium oryzae), bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani), bệnh thối thân thối bẹ (Sarocladium oryzae), bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae)… ở những chân ruộng bón nhiều đạm và thiếu Kali.

Kali tồn tại tự do trong rơm rạ, nhưng nông dân gần như tận dụng 100% cho chăn nuôi, việc bón phân hữu cơ ngày càng ít đi, nên hàng năm đất thiếu hụt lượng kali tương đối lớn. Ngoài ra trong vụ xuân này nhiệt độ thấp, mưa kéo dài, nên việc bón thúc khó khăn.

Tập quán nông dân bấy lâu nay quên sử dùng mỗi sào (500m2) bón 1 bao (25kg) NPK 8-10-3, tương đương 500kg/ha. Nếu tính theo lượng phân bón trên thì mới chỉ hơn 20 kg KCl, trong khi cây lúa cần tối thiểu là 160 - 180 kg/ha, như vậy còn thiếu 140-160 kg KCl/ha. Nếu bình thường bón thúc đòng khoảng 60 kg KCl/ha, thì giai đoạn vừa đẻ nhánh thiếu 60-80 kg kali/ha.

Hoặc mấy năm gần đây, nông dân thường bón 12,5 kg (nửa bì) NPK 16:16:8 thì chỉ tương đương 1 kg K (1,7 kg KCl) từ đầu vụ, lượng Kali quá ít, nếu gặp thời tiết lạnh, sẽ xẩy ra thiếu hụt Kali nghiêm trọng và biểu hiện triệu chứng trên.

Để khắc phục vấn đề này, nông dân cần bổ sung thêm kali từ 60 - 80 kg KCl/ha. Trong trường hợp rễ lúa kém phát triển, cần bổ sung thêm 100-150 kg Super Lân hoặc phun có hàm lượng lân và kali cao trong trường hợp chưa bị các bệnh như kể trên.

Nếu cây lúa đã bị nhiễm một trong các bệnh nêu trên thì không xử lý phân bón lá mà phải tiến hành phòng trừ bệnh trước. Có thể sử dụng một trong các thuốc trừ nấm bệnh phổ rộng Hexaconazole, Azoxystrobin, Trifloxystrobin, Pyraclostrobin, Picoxystrobin,...

Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam