Trong thực tế, người nông dân kiến thức BVTV còn hạn chế, thường phải phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn nhiều lần trong một vụ, dù đã chọn đúng thuốc tốt, đã pha chế và phun đúng yêu cầu kỹ thuật. Nông dân cần lưu ý khi pha chế thuốc. Có 2 dạng thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn hiện nay là dạng bột và dạng lỏng. Với dạng bột bắt buộc phải hòa tan thuốc trước khi pha vào bình phun. Với dạng lỏng khi pha chế phải tráng bao gói nhiều lần để lấy hết thuốc bám dính trên bao gói.
Nguyên nhân chính của việc này là do phun thuốc khi vết bệnh đã phát sinh bào tử. Hiện nay chưa có loại thuốc nào công bố tiêu diệt được bào tử nấm bệnh đạo ôn mà chỉ dừng lại ở cơ chế ngăn chặn sự nảy mầm của bào tử mà thuốc tiếp xúc khi phun hoặc các bào tử nảy mầm trong thời gian hiệu lực của thuốc.
Tuy nhiên tỷ lệ bào tử mà thuốc có thể tiếp xúc quá nhỏ so với số bào tử trong không khí, mỗi vết bệnh mãn tính có thể phóng thích từ 2.000-6.000 bào tử trong 1 ngày đêm và kéo dài 15 ngày. Vì vậy nếu vết bệnh đã mãn tính, thì tiến hành phun lại sau 5-7.
Giai đoạn phòng trừ đạo ôn lá thích hợp nhất
- Nên phòng trừ sớm khi bệnh chớm xuất hiện, ngay giai đoạn cấp tính:
- Vết cấp tính là những vết chấm kim, màu nâu, sũng nước như hình dưới.
- Nếu vết bệnh đã mãn tính thì nên xử lý lại lần 2 sau 5-7 ngày
Đối với bệnh đạo ôn, tốt nhất là xử lý ngay giai đoạn vết bệnh cấp tính vì lúc này nấm bệnh chưa phát sinh bào tử. Vết bệnh xuất hiện đơn lẻ, có hình chấm kim hoặc to hơn nhưng tròn hoặc hơi tròn, sũng nước, chưa hình thành vết bệnh hình mắt én (hay còn gọi hình thoi) và chưa liên kết thành các vết bệnh lớn. Vì các vết hình thoi, hay các vết liên kết thành vết bệnh lớn không định hình là các vết bệnh đã phát sinh bào tử.
Một số điểm cần đặc biệt lưu ý về điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển
- Nhiệt độ: Từ 18-30 độ C. Hoặc ban ngày nắng nóng, ban đêm nhiệt độ xuống dưới 25 độ C, có sương ẩm.
- Giai đoạn cây lúa: Giai đoạn mạ đến kết thúc đẻ nhánh và giai đoạn trước trỗ, sau trỗ 7-10 ngày.
- Ẩm độ: Có mưa, mưa phùn, sương ẩm, thời tiết âm u, ẩm độ trên 70%
- Tiểu khí hậu: Khu vực hàng năm thường xuất hiện bệnh đạo ôn. Các vùng đất cát ven sông, ven biển, các vùng bán sơn địa.
- Giống nhiễm: Như các giống lúa thuần, các giống lúa lai canh tác diện rộng trên 3 vụ.
- Dinh dưỡng: Bón nhiều đạm, lá non xanh. Bón ít kali, sử dụng phân bón lá không hợp lý.
- Gieo cấy dày: Các ruộng gieo cấy dày, ẩm độ trong ruộng cao, dễ nhiễm bệnh.
Để phòng trừ bệnh đạo ôn hiệu quả, hiện nay thuốc đặc trị bệnh đạo ôn Tricom 75 WP do hãng ACE Bioscience của Singapore sản xuất do Vinopha và Profesfar cung ứng đang là thuốc trừ bệnh đạo ôn tốt nhất hiện nay.
Với hàm lượng 75% Tricyclazole, chỉ cần 12,5-15 gam Tricom 75 WP cho bình phun 18-25 lít nước, phun được cho diện tích 500 m2 là đảm bảo hiệu quả.
TRICOM 75WP là thuốc đặc bệnh đạo ôn lá (cháy lá), đạo cổ bông, đạo ôn cố gié tiên nhất hiện nay, khả năng bám dính rất tốt, thấm sâu nhanh, chuyển vị mạnh ít bị rửa trôi do mưa và giảm thất thoát thuốc do các tác động khác từ các điều kiện thời tiết bất lợi.
TRICOM 75WP có đặc tính nội hấp lưu dẫn mạnh, tiêu diệt nhanh sợi nấm, ngăn chặn bào tử nảy mầm, cô lập và làm khô nhanh vết bệnh, bảo vệ cây lâu dài. Hoạt chất Tricyclazole trong TRICOM 75WP có khả năng hấp thu qua rễ lúa, nếu thuốc bị rơi xuống mặt ruộng sẽ được hấp trở lại qua rễ, giúp giảm thoát thuốc.
Lưu ý: Để được hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, vui lòng liên hệ thông tin tư vấn từ Thạc sĩ Phan Anh Thế ở mặt sau gói thuốc.
Profesfar Việt Nam