Lúa cỏ, lúa ma, lúa lộn là từ ngữ nông dân dùng để chỉ một loài lúa lạ lẫn trong ruộng lúa, cạnh tranh dinh dưỡng với cây lúa chúng ta trồng. Để đơn giản tên gọi chúng ta có thể gọi là “Lúa cỏ”, ở Mỹ loài này được xếp vào nhóm cỏ dại, có tên khoa học là Oryza rufipogon, đây là tổ tiên của loài lúa ngày nay chúng ta gieo trồng (lúa chúng ta đang gieo trồng có tên khoa học là Oryza sativa - sau đây để dễ hiểu chúng tôi gọi lúa chúng ta trồng là “Lúa trồng”)
Các nhà khoa học cho rằng, khoảng 10,000-13,000 trước Công nguyên từ loài Lúa cỏ (nay ta gọi lúa cỏ, lúa ma) có tên khoa học là Oryza rufipogon Griffiths, phổ biến trên khắp châu Á đã tiến hóa nên lúa trồng chúng ta trồng ngày nay. Mặc dù cây lúa chủ yếu là tự thụ phấn nhưng vẫn tồn tại một số lượng lớn cho phép lai xa (2% hoặc nhiều hơn), có thể sẽ xẩy ra lai xa giữa loài này và lúa trồng, do đó loài lúa cỏ này vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay.
Trong chi Oryza có 25 loài đã được công nhận, trong đó 23 loài hoang dã và 2 loài thuần hóa. Chi Oryza đã được phân loại thành các loài khác nhau dựa trên 9 bộ gen riêng: A, B, C, D, E, F, G, H và J. Lúa trồng - O.sativa thuộc gen A và chứa hai loài ngoại hóa O. sativa và O. glaberrima và sáu loài hoang dã: O.rufipogon, O.nivara, O.barthii, O.longistaminata, O.meridionalis và O. glumaepatula, các loài này tạo ra thành vốn chính của cây lúa. Lúa cỏ (lúa ma) O. rufipogon là loài cây lai lâu năm, phân bố rộng rãi ở Châu Á.
O.rufipogon là một loại cỏ sống lâu năm, mọc chủ yếu ở vùng nước nông. Nó là họ hàng gần và có nhiều đặc điểm giống lúa trồng (O. sativa). Sự khác biệt quan trọng so với cây lúa chúng ta trồng là xu hướng hạt sẽ rụng ngay sau khi chín và thời gian ngủ đông thường kéo dài. Giống như cây trồng, hạt lúa cỏ giống không thể nảy mầm trong đất bão hòa.
Nghiên cứu của Chen (2001) báo cáo rằng số lượng hạt lúa cỏ trong mẫu đất 1m² x sâu 15 cm dao động từ 10 đến 30.000. Sau khi thu hoạch và trước khi bừa, 84,4% hạt vẫn còn trong lớp đất bề mặt 0-3 cm. Việc cày bữa đã giúp di chuyển hạt xuống lớp đất 3-15 cm, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và khó kiểm soát.
Hạt O. rufipogon thường không hoạt động khi chín, sự ngủ nghỉ một phần là do sự hiện diện của các chất ức chế trong vỏ hạt. Hạt có thể không hoạt động và có thể tồn tại đến 3 năm hoặc hơn trong điều kiện đồng ruộng, tùy thuộc vào biotype và môi trường. Nhiều hạt bị thối rữa trong thời gian dài ở điều kiện ngập nước. Sự nảy mầm thường xảy ra trong khoảng từ 15 đến 40 °C. Hạt thường nảy mầm sớm hơn và ở nhiệt độ thấp hơn hạt lúa trồng.
Một thí nghiệm trong chậu, 98% hạt O. rufipogon nảy mầm trong lớp đất 0-4 cm và chỉ 0,8% hạt nảy mầm trong lớp đất 4-15 cm. Một cuộc điều tra thực địa đã chứng minh thêm rằng hạt của O. rufipogon hầu như chỉ nảy mầm ở tầng 0-4 cm, với rất ít hạt nảy mầm dưới độ sâu 4 cm.
Thời gian sinh trưởng của O. rufipogon kéo dài khoảng 130 ngày, ngắn hơn 30-40 ngày so với giống lúa IR8 tương đương với các giống lúa lai, lúa thuần chúng ta trồng. Thời gian từ khi bắt đầu nở hoa đến khi hạt thành thục chỉ kéo dài 14-15 ngày và giai đoạn vận chuyển tinh bột chỉ kéo dài 10 ngày. Trong một thí nghiệm trong chậu, một cây O. rufipogon đã tạo ra 86 nhánh, 38 bông và hơn 1000 hạt.
O.rufipogon có các yêu cầu sinh thái tương tự như cây lúa trồng và do đó có xu hướng hưởng lợi từ hầu hết các điều kiện do nông dân tạo ra cho cây lúa của họ.
Sinh sản bằng hạt và sinh dưỡng từ thân rễ. Hạt giống rơi gần cây mẹ hoặc phân tán ra khoảng cách xa hơn do lẫn vào hạt lúa trồng, với các hoạt động của con người, nước, sự di chuyển của đất và có thể là chim. Mặc dù O. rufipogon được kiểm soát cẩn thận trong ruộng lúa, nó sinh sản nhiều trong các kênh thủy lợi, làm rụng hạt trong nước tưới và do đó, tái nhiễm các cánh đồng.
O.rufipogon là một loài thực vật sống khỏe, có sức cạnh tranh mạnh, rất khó diệt trừ làm giảm năng suất và chất lượng của lúa trồng. Nó là một loại cỏ dại nguy hiểm ở miền nam Hoa Kỳ và được coi là một vấn đề nghiêm trọng ở Brazil. Năng suất giảm 50-60% do lúa cỏ đã được báo cáo ở Pakistan và Tanzania 2001. Nó cũng đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở các vùng lúa gieo thẳng ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Nó là một vấn đề nghiêm trọng đối với cây lúa vì nó rất giống với cây trồng về mặt thực vật nên không thể xác định và loại bỏ nó trước khi ra hoa, do đó nó sẽ cạnh tranh với cây trồng trong nhiều tuần. Sau đó, hạt rụng gần hết hạt trước khi thu hoạch lúa trồng. Hạt lúa cỏ dại rụng trong vòng 20 ngày sau khi thụ phấn. Loài này một số nơi có sức sống mạnh hơn cây lúa ta trồng nhưng chúng thường khó phân biệt.
Các hạt lẫn của lúa cỏ không làm thay đổi mùi vị hoặc giá trị dinh dưỡng của gạo, nhưng người tiêu dùng xem nó như các hạt lạ trong gạo trắng. Ngoài tổn thất do xay xát, người nông dân còn bị thiệt hại về năng suất lúa canh tác do cạnh tranh và lúa trồng, mức độ thiệt hại tùy thuộc vào mức độ nhiễm của lúa cỏ trên đồng ruộng.
Một đặc tính quan trọng nữa là trạng thái ngủ đông của hạt, đảm bảo rằng nó có thể sống sót trong quá trình làm đất lặp đi lặp lại. O. rufipogon xuất hiện trong các hệ thống canh tác lúa khác nhau ở Nam và Đông Nam Á bao gồm: lúa cạn và lúa trồng sâu ở Bangladesh; sạ khô, sạ ướt, ươm cây con, cấy và lúa nương ở Ấn Độ; lúa cấy ở Malaysia và Philippines; lúa hạt ướt ở Sri Lanka; nước sâu, cấy và lúa sạ ướt ở Thái Lan; và lúa cấy, lúa gieo sạ ở Việt Nam.
Sự xâm nhập của O. rufipogon rất khó kiểm soát và tốn kém. Không có kỹ thuật duy nhất sẽ loại bỏ vấn đề. Làm cỏ bằng tay vẫn được thực hiện, chủ yếu ở các nước đang phát triển, nhưng với việc làm cỏ bằng tay, người lao động phải đối mặt với tình huống khó phân biệt giữa cỏ dại và cây trồng. Cỏ dại càng gần giống cây trồng thì càng dễ bị bỏ sót trong quá trình làm cỏ. Việc kiểm soát O. rufipogon trên lúa bằng hóa chất rất khó khăn vì mối quan hệ di truyền chặt chẽ giữa cỏ dại và cây trồng.
Phương pháp kiểm soát cỏ dại được chọn sẽ phụ thuộc vào hệ thống cây trồng và tỷ lệ lợi ích trên chi phí. Các khuyến nghị về kiểm soát O. rufipogon ở các nước đang phát triển được trình bày chi tiết trong và các khuyến nghị cho châu Mỹ được sử dụng các bước sau để kiểm soát được O. rufipogon.
- Làm ruộng trước 1 tháng trước khi gieo trồng
- Đảm bảo ẩm độ trong ruộng để lúa cỏ nảy mầm
- Khi cây lúa cỏ đến giai đoạn 3-4 lá (95% số hạt ở tầng đất 0-4 cm đã nảy mầm), xử lý bằng thuốc trừ cỏ không chọn lọc. Hoặc làm lại đất lần 2.
- Sau khi gieo cây giữ nước từ giai đoạn lúa 3,5 lá để kiểm tra lúa dại và các loại cỏ dại khác.
Lưu ý: Hiện nay một số chế phẩm ghi là chế phẩm sinh học khuyến cáo xử lý hạt lúa cỏ lộn trong lúa giống là không đáng tin cậy vì lúa cỏ và lúa trồng có đặc điểm tương tự nhau, chỉ có thể phòng trừ dựa theo đặc tính sinh học, sinh thái học có một số sự khác biệt nhất định, chứ không thể dùng chế phẩm xử lý giống để loại bỏ lúa cỏ lẫn trong hạt giống. Người nông dân tránh bị những tuyên truyền này tác động, trừ khi có đánh giá thực tiễn của sản xuất, của các cơ quan chuyên môn mang lại kết quả. Hiện này ở Việt Nam. Trong danh mục Thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, có 2 hoạt chất là Pretilachlor đã được đăng ký trừ lúa cỏ.
Không nhầm lẫn giữa lúa cỏ và bệnh lúa von, bệnh lúa von có thể xử lý hạt giống bằng thuốc Bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học. Như những thông tin cung cấp trên, lúa cỏ và lúa trồng về cơ bản giống nhau, nên không thể có chế phẩm hay thuốc nào xử lý hạt giống tiêu diệt được hạt lúa cỏ lẫn mà không ảnh hưởng đến hạt lúa trồng.
Biên soạn: ThS. Phan Anh Thế (Profesfar Việt Nam)