Công ty TNHH Profesfar Việt Nam ×

Danh mục sản phẩm

Kỹ thuật trồng dưa chuột

Nội dung [Hiện]

null

Yêu cầu về nhiệt độ của mùa vụ

  • Dưa chuột yêu cầu nhiệt độ xuân hóa từ 20-22 oC; Sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 20 oC; Sinh trưởng chậm ở 15 o Ở 5 oC có nguy cơ chết rét.
  • Trên 40 oC, cây ngừng sinh trưởng, không ra hoa cái, lá teo tóp. Tuy nhiên hiện nay Profesfar đã nghiên cứu ra những giống dưa chuột có thể chịu được nhiệt độ mùa vụ lên tới 40 OC, cây sinh trường tốt, ra hoa, đậu quả, quả không bị đắng trong điều kiện nắng nóng.

Yêu cầu về ánh sáng chung đối với cây dưa chuột

  • Là cây ưu sáng, ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 10-12h/ngày. Thích hợp trồng vào cuối tháng 9 (đếm tháng 10 chưa cười đã tối).
  • Thời gian chiếu sáng dài thúc đẩy phát triển thân lá, hoa cái ra muộn. Thời gian chiếu sáng ngắn, ánh sáng yếu hoa cái dễ rụng

Yêu cầu về nước tưới

  • Dưa chuột là cây kém cả chịu hạn và chịu úng, bộ rễ kém phát triển.
  • Là cây bộ rễ ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nếu ẩm độ không khí cao dễ bị nấm bệnh tấn công. Đặc biệt để đảm bảo giảm thiểu tối đa ẩm độ trong ruộng dưa chuột cần cắt bỏ phần phiến lá, chừa lại cuống là của 3-5 lá gốc khi cây dưa chuột ra hoa rộ lứa quả đầu tiên, khoảng 30-35 ngày sau trồng.
Cắt bỏ phần phiến lá (trừ lại cuống lá) 3-5 lá gốc giai đoạn ra hoa tập trung
Cắt bỏ phần phiến lá (trừ lại cuống lá) 3-5 lá gốc giai đoạn ra hoa tập trung

Yêu cầu về đất và dinh dưỡng

  • Dưa chuột ưa đất giàu hữu cơ, pH 5,5-6,5 (vì thế không nên bón vôi cho dưa chuột).
  • Về phân bón, dưa chuột sử dụng ít dinh dưỡng nhất trong các loài cây cùng họ. Cần nhất Kali, đến Đạm rồi Lân. Nên bón như sau

Bố trí thời vụ trồng dưa chuột

  • Vụ Xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng giêng, đầu tháng 2.
  • Nếu gieo sớm hơn, thời tiết quá lạnh sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và cây sinh trưởng yếu. Nếu gieo muộn gặp nhiệt độ cao và mưa sớm làm giảm tỷ lệ quả.
  • Vụ Hè: Gieo tháng 4-7, thu hoạch tháng 6-9, 10. Vụ hè ở vùng nắng nóng chỉ trồng được dưa chịu nhiệt.
  • Vụ Đông: gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12.

Quy trình bón phân

null

Bón kết hợp với vun xới nhẹ, nhặt cỏ dại…Nếu không có phân chuồng hoai mục, có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 3.000 - 3.500 kg/ha.

  • Nếu vào thời điểm bón thúc gặp trời mưa liền nhiều ngày thì chuyển sang sử dụng phân bón lá theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Do bộ rễ dưa chuột yếu nên đất trồng cần được cày bừa kỹ, làm nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Nếu cần phải xử lý sâu bệnh thì dùng vôi bột để xử lý đất.

Mật độ gieo trồng

  • Lên luống: Rộng 120cm, cao 30-35cm; Hàng cách hàng: 90 cm; Cây cách cây 25-40 cm
  • Mật độ 2000-2500 cây/sào 500m2
  • Lưu ý trong lựa chọn hạt giống: Hạt giống chuẩn dưa chuột liên quan đến trọng lượng hạt, tốt nhất là 35-38 hạt/1 gam hạt giống 40 hạt/1 gam hạt giống thì sức sống kém, sau này gieo ra ruộng cây sinh trưởng chậm hơn.

Kỹ thuật chăm sóc chung

Để giảm công có thể làm bầu bùn viên để ươm dưa chuột
Để giảm công có thể làm bầu bùn viên để ươm dưa chuột
  • Xới lần 1 khi cây có 2-3 lá thật. Xới lần 2 lúc cây có 3-4 lá thật
  • Xới và vun gốc khi cây có tua cuốn. Khi cây có tua cuốn phải làm giàn
  • Đối với ruộng phủ nilon, nên phủ nilong tối màu và không cần xới xáo
  • Nước nên đưa vào rãnh ngập ½ độ cao luống, dùng gáo múc tưới vào cây
  • Khi cây 1-2, 4-5, ra hoa rộ cần giữ ẩm thường xuyên
  • Khi cây bắt đầu có quả non bón thúc lần 1, sau thu quả lần đầu bón lần 2. Quả non đầu tiên gần gốc nên ngắt bỏ.
  • Đối với trồng dưa chuột, nên làm bầu ươm cây con. Làm bầu với hỗn hợp đất bầu sạch nguồn bệnh với công thức sau: Phân chuồng hoai mục: 100 kg; NPK (20:20:15): 1 kg; Đất sạch: 100 kg; Vosong 800WP: 200 gam (6 gói 33,3 gam). Trộn đều với nhau, 1-2 tuần, rồi dùng đóng bầu
    Giống dưa chuột nếp Profesfar
    Giống dưa chuột nếp Profesfar

    Thu hoạch dưa chuột

  • Quả 7-10 ngày tuổi, có thể thu hoạch. Nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo.
  • Quả nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả, có thể thu 2-3 ngày một đợt.

 Có thể để giống với các giống thuần

  • Để làm giống, ruộng dưa chuột giữa các giống khác nhau, phải có khoảng cách cách ly ít nhất 2km. Mỗi cây lấy 3-4 quả giống. Sau khi thu lứa đầu quả thương phẩm
  • Để những quả giữa thân làm giống. Các hoa cái khác vặt hết để tập trung dinh dưỡng nuôi quả giống.
  • Quả giống 25-30 ngày tuổi, thu về để chín sinh lý 4-5 ngày. Bổ dọc quả, lấy thìa con cạo hạt ngâm vào chậu nhựa một ngày đêm, sau đó đãi kỹ, phơi 3-4 nắng nhẹ.
  • Hạt cất vào lọ, chum vại, dưới có một lớp vôi bột, nắp kỹ, có thể sử dụng sau 3-4 năm cất giữ. Các giống lai F1 không để giống cho vụ sau được.

Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây hại cây con vườn ươm
Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây hại cây con vườn ươm

Đối với bệnh: Dưa chuột chủ yếu nhiễm bệnh phấn trắng, sương mai, giả sương mai, các nấm bệnh gây hại vùng rễ gây lở cổ rễ và các bệnh do vi khuẩn như héo xanh vi khuẩn. Sử dụng kết hợp Vosong 800WP + Probencarb 250 WP để phòng trừ và xử lý đất bầu.

Bệnh giả sương mai hại dưa chuột
Bệnh giả sương mai hại dưa chuột
  • Đối với sâu: Dưa chuột rất dễ bị các loại côn trùng chích hút gây hại như bọ trĩ, bọ phấn trắng, rệp, nhện đỏ, Liên hệ để biết kỹ thuật phòng trừ. Ngoài ra có một số đối tượng sâu xanh ăn lá, đục quả.

Biên soạn: Ths. Phan Anh Thế (Profesfar Việt Nam)