Công ty TNHH Profesfar Việt Nam ×

Danh mục sản phẩm

Kiểm soát dịch rầy trên lúa

Nội dung [Hiện]

null

Việc dùng các loại thuốc trừ sâu không chọn lọc ngay từ đầu vụ, đã làm giảm đáng kể mật độ các loài thiên địch của rầy nâu. Đây là nguyên nhân chính làm gia tăng mật độ rầy cuối vụ. Cũng như phát hiện rầy muộn, phòng trừ khi mật độ đã quá cao, nên hiệu quả thấp.

Rầy nâu, rầy lưng trăng có thể tăng mật độ rất nhanh
Rầy nâu, rầy lưng trăng có thể tăng mật độ rất nhanh

Một vấn đề tồn tại nữa là duy trì quan điểm sai làm là không sử dụng thuốc nội hấp sau giai đoạn đòng - trỗ vì lý do khả năng nội hấp lưu dẫn kém. Dẫn đến việc lựa chọn các dòng thuốc tiếp xúc để phòng trừ rầy ở giai đoạn này.

Tuy nhiên thực tế các dòng thuốc tiếp xúc chỉ tiêu diệt được những cá thể rầy tiếp xúc với thuốc và thời gian hiệu lực không đủ để kiểm soát các lứa rầy được nở ra sau 5 - 7 ngày sau từ các ổ trứng trong bẹ lá. Nên nông dân phải phun đi phun lại nhiều lần. Vì vậy nên hạn chế sử dụng các loại thuốc tiếp xúc - phun chết ngay khi mật độ rầy chưa vượt 5000 con/m2.

Trong khi giai đoạn từ đòng - trỗ đến trước lúc bộ lá đòng ngả vàng, thì quá trình nội hấp và lưu dẫn rất cao. Bởi vì khi bộ lá lúa còn màu xanh thì nó còn có khả hấp thụ các thuốc nội hấp rất tốt.

Đồng thời giai đoạn này quang hợp diễn ra mạnh, cây lúa hút nhiều nước, dinh dưỡng và quá trình vận chuyển các chất ở cường độ cao. Nên khả năng lưu dẫn của các dòng thuốc nội hấp lưu dẫn thuận lợi hơn.

.Vòng đời của Rầy nâu
Vòng đời của Rầy nâu

Trứng rầy nâu có dạng ”quả chuối tiêu”. Mới đẻ trong suốt, gần nở chuyển màu vàng và có hai điểm mắt đỏ. Trứng rầy nâu đẻ thành từng có từ 5 - 12 quả. Mỗi con cái có thể đẻ từ 150 - 250 quả trứng.

null
Ổ trứng rầy nâu trong bẹ lá lúa

Để phòng trừ rầy hiệu quả và kiểm soát nguy cơ cháy rầy, nông dân cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Chú ý ở các ruộng sâu trũng, xanh mướt, ruộng có tiền sử nhiễm rầy các vụ trước và các ruộng gieo cấy giống nhiễm. Phun phòng trừ khi mật độ rầy trên 500 - 700 con/m2.

- Trong các trường hợp: Mật độ thấp nhưng có nhiều rầy chửa (bụng to béo, di chuyển chậm), hoặc có nhiều vết rách thâm nhỏ trên bẹ lá (mỗi ổ trứng rầy có 15 - 30 trứng) hoặc nhiều rầy cánh ngắn, thì cũng nên phòng trừ. Vì nguy cơ bùng phát dịch cao.

Các loài rầy gây hại trên cây lúa
Các loài rầy gây hại trên cây lúa

- Nếu bộ lá lúa vẫn còn màu xanh, nên sử dụng các thuốc nội hấp, lưu dẫn và hiệu lực kéo dài để tăng hiệu quả phòng trừ và giảm số lần phun thuốc.

- Trong trường hợp mật độ rầy đã quá lớn, trên 5.000 con/m2 thì nên kết hợp thuốc tiếp xúc xông hơi và thuốc nội hấp lưu dẫn, phun thấp vòi phun sát mặt lá lúa hướng xuống gốc, chỉ nên sử dụng 1 pét phun, đi chậm, để áp lực nước mạnh xuống dưới tốt hơn. Hoặc phun thuốc tiếp xúc trước, khi phun cần rẽ lúa, sau đó 3 ngày phun thuốc nội hấp khi mật độ rầy lớn hơn 5.000 con/m2.

Thuốc phòng trừ rầy Nofada 350 SC
Thuốc phòng trừ rầy Nofara 350 SC

- Khi dùng thuốc tiếp xúc thì bắt buộc phải rẽ lúa giai đoạn này, sau 5 - 7 ngày kiểm tra ruộng, nếu thấy lứa rầy mới thì tiến hành phun lại. Nên sử dụng các loại thuốc vừa có đặc tính tiếp xúc vừa nội hấp lưu dẫn mạnh như Nofara 350SC.

Thí nghiệm phun màu để kiểm tra mức độ đồng đều khi phun thuốc
Thí nghiệm phun màu để kiểm tra mức độ đồng đều khi phun thuốc

Thông thường vòng đời của rầy nâu dao động trong khoảng 25-30 ngày đối với rầy nâu dạng cánh dài, và khoảng 22,5 - 28 ngày đối với rầy nâu dạng cánh ngắn. Khi mật độ rầy cao, thông thường tỷ lệ rầy đực/cái là 1/1,3 nên với mật độ hơn 10.000 con/m2 (mật độ gây cháy) thì ít nhất có hơn 5.000 con rầy cái/m2.

Trong đó có rất nhiều rầy cái mang trứng (chửa) hoặc đã đẻ trứng, trứng được đẻ trong bẹ lá, mỗi ổ khoảng 5-12 quả, mỗi con rầy cái có thể đẻ từ 150-250 quả trứng, thời gian trứng nở khoảng 1 tuần sau khi được đẻ ra và sẽ có nhiều lứa rầy gối lứa nhau. Như vậy với nhiệt độ trên 30 oC  thì trong vòng 1 tuần sau khi phun sẽ có một lứa rầy mới xuất hiện với cấp số nhân có thể lên tới hàng vạn con, và lúc đó sẽ có nguy cơ cháy rầy không kịp cứu vãn.

Rầy cánh ngắn thương xuất hiện đầu vụ, Rầy cánh dài xuất hiện cuối vụ
Rầy cánh ngắn thương xuất hiện đầu vụ, Rầy cánh dài xuất hiện cuối vụ

Trường hợp người dân phải phun đi phun lại nhiều lần mà không hiệu quả là do dùng sai loại thuốc và mật độ quá cao, thông thường thì hiệu quả của bất cứ loại thuốc trừ rầy nào khi phun trên đồng ruộng chỉ đạt tối đa 80%. Nếu mật độ trên 10.000 con/m2 thì sau phun tỷ lệ rầy vẫn còn hơn 2.000 con/m2.

Ngoài ra các loại hoạt chất chỉ có tính chất tiếp xúc rầy chỉ chết khi tiếp xúc với thuốc và các nhóm thuốc này không có tính nội hấp (lưu dẫn), nên hiệu lực ngắn, không đủ khả năng kiểm soát được rầy nở tăng theo cấp số nhân sau đó từ các ổ trứng trong bẹ lá. Để khắc phục được vấn đề này đáng lẽ ra cơ quan chuyên môn phải khuyến cáo xử lý sớm khi mật độ rầy vượt qua ngưỡng kinh tế bằng các dòng thuốc có khả năng lưu dẫn thì mới kiểm soát được.

Nếu sử dụng các dòng thuốc tiếp xúc, xông hơi, bắt buộc phải rẽ lúa
Nếu sử dụng các dòng thuốc tiếp xúc, xông hơi, bắt buộc phải rẽ lúa

Nếu mật độ rầy cao trên 5.000 con/m2 thì nên áp dụng biện pháp khuyến cáo trên, kết hợp thuốc có tính tiếp xúc xông hơi và nội hấp đồng thời và cần rẽ lúa, hoặc phun thuốc tiếp xúc xông hơi trước phải rẽ lúa sau đó khoảng 3 ngày phun tiếp thuốc có tính nội hấp.

Một số nguyên nhân dẫn đến cháy rầy

  • Không phát hiện sớm rầy, đặc biệt giai đoạn trước 45 ngày sau cấy
  • Phun muộn khi rầy đã tuổi 4, tuổi 5, phun phòng trừ lúc mật độ quá cao.
  • Sử dụng thuốc phổ rộng - phun sớm, làm giảm thiên địch của rầy trên đồng ruộng
  • Phun phà trên ngọn lúa, phun lúc trời còn nắng nóng,...
  • Sử dụng các loại thuốc tiếp xúc xông hơi nhiều lần trong 1 vụ. Hoặc chỉ dùng thuốc tiếp xúc - xông hơi khi mật độ rầy cao vào cuối vụ mà không kết hợp thuốc nội hấp.
  • Duy trì Quan điểm sai lầm là KHÔNG dùng thuốc nội hấp giai đoạn lúa chuẩn bị trổ trở đi.
  • Phun không đủ lượng nước, không đúng loại thuốc.

Biên soạn: Thạc sĩ. PHAN ANH THẾ