CÔNG TY TNHH PROFESFAR VIỆT NAM
Công ty TNHH Profesfar Việt Nam ×

Danh mục sản phẩm

Chăm sóc cây trồng sau mưa, úng ngập

Nội dung [Hiện]

null

Cây trồng bị tổn thương rễ nghiêm trọng sau mưa nhiều, úng ngập
Cây trồng bị tổn thương rễ nghiêm trọng sau mưa nhiều, úng ngập

Đặc biệt vi khuẩn gây bệnh héo xanh Ralstonia solanacearum và các loài nấm phát sinh bào tử nhờ gió và nước như Phytopthora sp,…sẽ phát sinh, phát triển mạnh và tấn công cây trồng.

Khoai tây hỏng rễ do nấm vi khuẩn gây bệnh héo xanh
Khoai tây hỏng rễ do nấm vi khuẩn gây bệnh héo xanh

Biện pháp để bảo vệ cây trồng sau quá trình chịu stress bởi tác động của mưa, ngập úng đó là:

Tăng cường khả năng tự kháng, hay còn gọi là kích kháng cho cây trồng, có thể sử dụng chất kích kháng, để cây trồng phục hồi sau sốc do mưa kéo dài, úng ngập.

Nhiễm và bội nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh là điều hiển nhiên. Vì vậy cần hỗ trợ cây trồng chống lại các tác nhân này bằng các chất phòng trừ nấm, vi khuẩn gây bệnh phổ rộng.

Rễ cây trồng sẽ bị tổn thương sau mưa kéo dài, úng ngập. Cần kích kháng cây trồng
Rễ cây trồng sẽ bị tổn thương sau mưa kéo dài, úng ngập. Cần kích kháng cây trồng

Cải thiện bộ rễ, kích thích ra rễ mới bằng việc bổ sung thêm lân, nên sử dụng phân lân nung chảy trong điều kiện này. Vì phân nung chảy chứa nhiều các oxit bazơ, sẽ giúp trung hòa và cải thiện pH đất sau ngập úng. Đồng thời lân dạng bột mịn, nhanh phân tán vào đất.

Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích phân bón lá, cần xác định được khản năng có thể sống sót của cây trồng mới đưa ra giải pháp, tham vấn ý kiến chỉ đạo của cán bộ chuyên môn cơ sở.

  1. Chỉ xử lý đối với ruộng ngập úng mà cây trồng còn khả năng sống sót
  2. Nhổ cây rồng lên, rửa rạch bùn đất kiểm tra mức độ tổn thương của bộ rễ, nếu bộ rễ đã tổn thương hoàn toàn thì không thể cứu vãn.
  3. Nếu bộ rễ chưa bị tổn thương hoàn toàn, cổ rễ chưa thối chưa bong tróc tiến hành tách thân cây trồng ra làm đôi, tách vỏ rễ ra khỏi thân, kiểm tra lớp mạch sát vỏ đã chuyển nâu chưa, nếu đã chuyển nâu nghĩa là đã hỏng cũng không thể cứu chữa.
Tách kiểm tra mạch dẫn nước của khoai tây tại Diễn Tân, Diễn Châu 2022: Mạch đã chuyển nâu không thể cứu chữa
Tách kiểm tra mạch dẫn nước của khoai tây tại Diễn Tân, Diễn Châu 2022: Mạch đã chuyển nâu không thể cứu chữa

     4. Nếu chưa chuyển nâu, còn màu xanh tươi thì có thể cứu vãn, lúc đó tiến hành như sau

  • Loại bỏ toàn bộ cây héo, cây chết, cây bóc tróc hoàn toàn cổ rễ ra khỏi ruộng
  • Bón quanh gốc khoảng 10-15 kg lân nung chảy, rắc một lớp mỏng như bụ phủ, lân sẽ tăng cường kích thích phục hồi rễ. Nếu có tro bếp, phân đốt bón bổ sung quanh rễ để bổ sung kali dễ tiêu, không dùng KCl vì nồng độ cao có thể làm rễ hỏng thêm, nếu sử dụng KCl thì nên pha nồng độ loãng tưới.
  • Xử lý chất kích kháng, kháng sinh và thuốc trừ nấm phổ rộng để ngăn chặn, điều trị nấm và vi khuẩn bội nhiễm
  • Với nhóm kháng sinh và kích kháng có thể sử dụng Probencarb 250WP (chứa bismerthiazole và Streptomicin sulfat). Với nhóm trừ nấm phổ rộng có thể sử dụng thuốc Vosong 800WP để vừa phòng trừ nấm bệnh bội nhiễm, vừa bổ sung Kẽm và Mangan tinh khiết giúp cây trồng phục hồi nhanh hơn. Có thể kết hợp 2 thuốc đó trong 1 bình phun để giảm chi phí lao động.
Thuốc Probencar 250WP
Thuốc Probencar 250WP
  1. Khi tiến hành phun thuốc hạ thấp pét phun, phun ướt gốc, quanh gốc, không phun cao trên mặt lá, vì lúc đó sức sống cây trồng suy giảm, rễ bị tổn thương, khả năng lưu dẫn gần như không còn, mặt khác các thuốc Bảo vệ thực vật cơ bản lưu dẫn hướng ngọn, mà nguyên nhân xẩy ra ở gốc.
  2. Tét rãnh thoát nước thật nhanh, xới xáo mặt luống, không xới xáo cạnh gốc, để phá váng mặt luống tạo lỗ hổng thoát nước cho mặt ruộng nhanh hơn, tránh ứ đọng nước lâu dài.
  3. Không sử dụng chất kích thích, không bón đạm, không phun phân bón lá qua lá, vì khi các chất này thấm qua lá sẽ tăng nồng độ trong lá khiến cây trồng mất nước nhanh hơn trong khi rễ tổn thương cung cấp nước bị hạn chế.
  4. Không sốt sắng chăm bón quá mức, sử dụng nhiều loại thuốc, chất kích thích, phân bón lá trên bình phun, vì sử dụng càng nhiều, nồng độ càng cao thì nguy cơ làm chết cây càng cao
  5. Chỉ áp dụng các biện pháp trên đối với những ruộng còn khả năng cứu vãn.
Hiệu quả áp dụng thuốc Vosong 800WP
Hiệu quả áp dụng thuốc Vosong 800WP

5. Chăm sóc cây trồng sau phục hồi nếu thành công

Sau khi tiến hành các biện pháp phục hồi, nếu thành công, cây trồng bắt đầu sinh trưởng trở lại. Lúc này tiến hành kích thích sức đề kháng, kích thích tái tạo bộ rễ, kích thích sinh trưởng cho cây trồng bằng cách sử dụng Phân bón sinh học điều hoà sinh trưởng Root PROFESFAR® như sau:

Phân bón sinh học điều hoà sinh trưởng Root PROFESFAR®giúp tái tạo bộ rễ, kích thích sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho cây trồng sau mưa úng ngập
Phân bón sinh học điều hoà sinh trưởng Root PROFESFAR®giúp tái tạo bộ rễ, kích thích sinh trưởng và tăng sức đề kháng cho cây trồng sau mưa úng ngập
  • Cây lúa, ngô: pha 20-50 g/16-25 lít nước, sử dụng 1000-1500 g/ha/lần, phun qua lá 2-3 lần cách nhau 7 ngày 1 lần.
  • Cây rau, hoa màu, cây hoa, cây cảnh, đậu lạc: pha 15-40 g/16-25 lít nước, sử dụng 8.00-1.200 g/ha/lần, bắt đầu phun vào giai đoạn có 3-5 lá thật, sau đó định kỳ 7-10 ngày/lần.
  • Cây lấy củ, cây ăn quả, cây công nghiệp: pha 20-50 g/16-25 lít nước, sử dụng 1.000-1.200 g/ha/lần, phun định kỳ 10-15 ngày/lần.
  • Đối với tưới nhỏ giọt, tưới gốc: Pha 1-2 gam/lít nước, tương được chai 100g Root PROFESFAR® pha với 50-100 lít nước để tưới vào gốc.

THAM KHẢO THÔNG TIN CHI TIẾT CÁCH SỬ DỤNG TẠI ĐÂY 

THAM KHẢO THÔNG TIN KỸ THUẬT SẢN PHẨM TẠI ĐÂY

Đội ngũ Profesfar