CÔNG TY TNHH PROFESFAR VIỆT NAM
Công ty TNHH Profesfar Việt Nam ×

Danh mục sản phẩm

Chăm sóc cây có múi

Nội dung [Hiện]

Rễ

  • Rễ cam thuộc loại rễ nấm: Có nhiều loài nấm rễ gọi chung là Micorhiza ký sinh trên lớp biểu bì của rễ hút nước, muối khoáng…
  • Rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất từ 10-30 cm. Cam quýt không ưa trồng sâu.
Mô phỏng rễ cây có múi
Mô phỏng rễ cây có múi

  • Cây cam trưởng thành cần 150.000-200.000 lá. Tổng diện tích khoảng 200-250 m2.
  • Vì vậy khi phun thuốc trừ sâu bệnh cho 1 cây trưởng thành, diện tích lá cần phun của 2 cây tương đương với 1 sào 500m2, nên lượng nước phải lớn hơn 16 lít.
  • Tuổi thọ của lá 2-3 năm. Số lá tốt nhất để nuôi quả là 50-60 lá/ quả. Trên mặt lá có khoảng 400-500 khí khổng/1 mm2.

Hoa

  • Hoa có 2 loại, hoa đầy đủ và hoa dị hình. Hoa đầy đủ có cánh dài, màu trắng, mọc đơn hoặc thành chùm. Nhị có thể có phấn hoặc không có phấn.
  • Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2 vòng. Bầu thường có 10-14 ô (múi).
  • Lưu ý, hoa của chi cam quýt chỉ đậu quả trên cành 1 năm tuổi, quả có từ 8-14 múi, 0-20 hạt.
  • Cam quýt chủ yếu là thụ phấn chéo, hoặc tự thụ phấn, có thể không qua thụ phấn thì sẽ hình thành quả không hạt.
Mô phỏng hoa cây có múi
Mô phỏng hoa cây có múi

Lộc

  • Lộc xuân: từ tháng 2-3 (Bón phân lần 1 vào T1-T2)
  • Lộc hè: Cuối tháng 5-7 (Bón phân lần 2 vào T5-T6)
  • Lộc thu: Tháng 8-9 (Bón phân lần 3 vào T8-T9)
  • Lộc xuân cho cành hoa và cành quả. Lộc hè và lộc thu sẽ hình thành cành quả cho năm sau.
  • Trong những đợt lộc cần chú ý phòng trừ sâu bệnh.

Nhiệt độ, ánh sáng, đất, nước, gió

  • Nhiệt độ: Thích hợp nhất 23-27oC
  • Ánh sáng: Ưa ánh sáng tán xạ.
  • Nước: Ưa ẩm nhưng không chịu úng. Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12-2 năm sau quả sẽ nhiều . Tháng 3-4 khô hạn làm giảm số lượng quả/ cây.

Đất và dinh dưỡng

  • Có tầng đất dày, đủ ẩm và thoát nước tốt.
  • Độ pH thích hợp 5,5-6,0, có thể trồng trên đất có pH từ 4-8.
  • Tuy nhiên nếu dưới 5 thì nên bón vôi để cây dễ hấp thu phân bón.

KỸ THUẬT TỈA CÀNH TẠO TÁN

null

  • Tỉa cành tạo tán được thực hiện từ năm đầu tiên, lúc cây có múi cao khoảng 70-80 cm.
  • Dạng tán thích hợp với cây có múi là kiểu trung tâm mở hay kiểu hình phễu.
  • Loại bỏ các cành phía dưới mặt đất từ 30 cm trở xuống. Cành đầu tiên cách mặt đất khoảng 30-40 cm.
  • Năm thứ nhất là thời kỳ đầu kiến thiết, nên giữ lại khoảng 5-6 cành mọc từ thân chính như hình phía dưới.
  • Khi 5-6 cành đó có bộ lá trưởng thành và thân cành tròn thì cắt bỏ ngọn thân chính.
  • Không được áp dụng nguyên lý cành vượt trong giai đoạn kiến thiết, không phải lúc nào cũng bỏ cành vượt, nên sử dụng nhiều cành vượt để tạo tán, bằng các kỹ thuật uốn, cắt.

Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ nhất

  • Nếu năm 1 chúng ta để lại 6 cành, thì bước sang năm thứ 2, chúng ta cắt bỏ cành số 5 và số 6. Chúng ta tạo được cây cam có 4 cành khung 1, 2, 3, 4.
  • Hoặc theo nguyên tắc, trong 6 cành đó chọn ra 4 cành khỏe nhất theo 4 hướng làm cành khung, còn 2 cành kia bỏ đi.
Tạo cành khung
Tạo cành khung

Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ 2.

  • Nếu năm 1 chúng ta để 5 cành, thì ta chọn ra 3 cành khẻo nhất theo 3 hướng lệch nhau khoảng 120 độ giữa lại. Còn hai cành kia thì bỏ đi.
  • Các cành khung cấp 1 nên bố trí cách đều nhau.
Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ nhất
Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ nhất

Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ 2

Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ 2
Kỹ thuật tỉa cành tạo tán áp dụng cho năm thứ 2
  • Tùy vào mật độ trồng, nếu trồng mật độ nhỏ hơn 600 cây/ha thì nên tạo cành khung là cành cấp 2. Nếu mật độ trồng lớn hơn 600 cây thì cành khung nên là cành cấp 1.
  • Loại bỏ các chồi sau: Chồi mọc chen, chồi mọc vào trong, chồi mọc ngang, chồi hướng đất, chồi rễ, cành vòng thân và chồi vượt.
Loại bỏ các chồi không hữu ích
Loại bỏ các chồi không hữu ích

Kỹ thuật tỉa bỏ các chồi không có ích

  • Lưu ý, trong một số trường hợp nếu cành đó phát triển kém thì giữ lại chồi vượt sau khi chồi vượt tròn thân thì tiến hành níu cành vượt thành cành khung.
  • Từ cành khung sẽ mọc ra các cành bên, tùy từng trường hợp mà việc đốn tỉa các cành bên theo các cách sau:
  • Đốn tỉa ngọn: Làm ngắn các chồi dài, các cành cấp 2 khi tạo cành cấp 3, hoặc theo mục đích kiến thiết.
Đốn tỉa ngọn
Đốn tỉa ngọn
  • Đốn tỉa thưa: Loại bỏ bớt một số cành nhỏ, yếu, cành không hữu ích cành mọc chụm vào nhau.
Đốn tỉa thưa
Đốn tỉa thưa
  • Cây phải có bộ khung tán phát triển đều theo 4 hướng. Hàng năm, khi các cành cấp 2, cấp 3…cành quả già, kém phát triển, thì phải giữ lại các cành mới mọc, dù đó là cành vượt (nếu là cành vượt thì dùng giây kéo nghiêng 45 độ) để tạo cành thay thế cành già.
  • Việc để tán kiểu dẻ quạt, chỉ áp dụng với điều kiện thâm canh cao và trồng dày, mật độ hơn 1000 cây/ha.
Kỹ thuật tỉa bỏ các chồi không có ích
Kỹ thuật tỉa bỏ các chồi không có ích

ĐỐN TỈA VÀ YẾU TỐ NĂNG SUẤT

  • Những cành nghiêng so với thân cây ở phía trên đ­ờng nằm ngang một góc từ  0-45 độ cho chất l­ượng quả cao nhất. Trong đốn tỉa ta cần duy trì những cành này hoặc vin cành nghiêng ở góc cành cho hiệu quả nhất.
  • Nên đốn đau dần theo năm tuổi cao lên để nâng cao năng suất và chất lượng quả.
  • Các cành thuộc vùng giữa tán cho năng suất và chất lượng quả cao nhất. Trong đốn tỉa chúng ta cần tạo và duy trì nhiều cành vùng giữa tán.
Góc cành liên quan mật thiết với khả năng cho quả hữu hiệu
Góc cành liên quan mật thiết với khả năng cho quả hữu hiệu
  • Cần đốn những cành trên cao cho năng suất thấp để hạ thấp độ cao của cây. Cần tỉa bớt những cành la, cành yếu phía dưới vì cho chất lượng quả không cao.
  • Các vết đốn, tỉa phải đảm bảo dứt điểm, nhẵn, đối diện và cách mầm mần ngủ khoảng 3 mm. Với các cành lớn khi đốn nên làm 2 nấc, tránh bị tước cành.
Kỹ thuật cắt các cành có kích thước lớn
Kỹ thuật cắt các cành có kích thước lớn

Biên soạn: Thạc sĩ. Phan Anh Thế