Các triệu chứng gây vàng lá lúa thường khăn trong việc xác định nguyên nhân gây nên các triệu chứng vàng lá nên cả cơ quan chức năng và nông dân đều lúng túng trong công tác phòng trừ. Tuy nhiên đây không phải là đối tượng lạ nguy hiểm nào đáng ngại. Bệnh do một số nguyên nhân chính gây ra như ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, do virus, do nấm, do vi khuẩn và do điều kiện khí hậu bất lợi.
Vàng lá do virus
Thường thì khi thấy vàng lá, cơ quan chuyên môn gửi mẫu đi test virus. Tuy nhiên ở miền Bắc có thể loại trừ khả năng bệnh vàng lá do virus (vàng lùn). Do bệnh vàng lùn phải có sự phối trộn của 3 loại virus lùn lúa cỏ, lùn xoăn lá do rầy nâu truyền bệnh và bênh Tungro do rầy xanh đuôi đen truyền bệnh. Trong những năm gần đây việc đồng thời xuất hiện dịch rầy nâu và rầy xanh đuôi đen không đáng kể.

Vàng lá do ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn
Triệu chứng biểu hiện giống bệnh vàng lùn, cây lúa bị vàng và lùn. Khi gặp trường hợp này, chúng ta chỉ cần nhổ khóm lúa lên, rửa sạch rễ và kiểm tra. Nếu thấy rễ đen (ngộ độc hữu cơ), đỏ vàng (ngộ độc phèn) kèm theo rễ bị thối, ít hoặc không có rễ trắng (rễ mới), cây không hút đủ nước và dinh dưỡng gây nên hiện tượng vàng và lùn xuống.

Khuyến cáo người dân ngừng bón đạm, rút nước ra khỏi ruộng nếu điều kiện thủy lợi cho phép (ngộ độc phèn cần thay nước nhiều lần). Bón khoảng 400 kg/ha vôi bột đã và để ruộng khô nứt chân chim sau đó cho nước vào ruộng.
Trường hợp lá lúa dày quá, không thể bón vôi thì nên rút nước ra khỏi ruộng, sau đó đắp bờ và hòa vôi bột đầu dòng nước chảy vào ruộng. Phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân). Sau 1 tuần bón thêm khoảng 200 kg/ha Super lân.
Vàng lá do nấm
Tác nhân chính là nấm Gonatophragmium sp, bắt đầu giữa lá lúa xuất hiện một chấm vàng nhỏ. Sau đó chấm vàng to dần lên, lan ngược đỉnh lá lúa, sọc vàng nhỏ dần khi hướng lên chóp lá. Bệnh nặng nửa trên có thể bị vàng hết.
Bệnh thường xảy ra khi cây bắt đầu đến giai đoạn đứng cái, làm đòng đến khi lúa chín. Ban đầu, các tổn thương trên lá xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ như đầu kim có màu xanh lục vàng nhạt đến cam nhạt ở gốc phiến lá. Khi bệnh phát triển, tổn thương kéo dài dọc theo bẹ lá về phía chóp lá, tạo thành các vệt vàng và sọc đỏ.

Các tổn thương có thể bị hoại tử và hợp nhất, khiến lá có vẻ ngoài bị cháy sém. Các triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với bệnh cháy lá màu cam và hầu như không thể phân biệt được với bệnh cháy lá do vi khuẩn ở giai đoạn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ở bệnh cháy lá sọc đỏ, thường có một hoặc hai tổn thương như vậy trên mỗi lá và chúng biểu hiện một đốm màu cam đặc trưng với một sọc kéo dài về phía chóp lá.
Các triệu chứng được cho là do nấm thuộc chi Gonatophragmium sp gây ra. Mặc dù có thể có trên cây từ giai đoạn cây con, các triệu chứng thường bắt đầu phát triển khi cây từ khi cây lúa đứng cái làm đòng. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối cao, độ ẩm lá cao và lượng đạm cung cấp cao sẽ làm tăng sự phát triển của bệnh.
Người ta tin rằng tác nhân gây bệnh xâm nhập vào mô thực vật và sản xuất ra các độc tố được các gân lá mang về phía đầu lá, do đó hình thành nên sọc điển hình. Bệnh là mối đe dọa tiềm tàng đối với sản xuất lúa ở Đông Nam Á và Ấn Độ
Vàng lá do vi khuẩn
Hiện nay đang phổ biến trên lúa ĐX toàn miền Bắc do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola gây ra. Cơ quan chỉ đạo và nông dân đang lúng túng và thấy như một căn bệnh lạ.

Triệu chứng ban đầu phía bìa lá chuyển vàng trước, sau đó phần chóp vàng và hóp lại như mo cau, vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục. Giữa mô bệnh và mô khỏe có ranh giới rõ ràng, giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng, có khi chỉ một đường viền màu nâu đứt quãng, rất dễ nhầm lẫn với bệnh vàng lá và khô đầu lá do sinh lý.
Thông thường chúng ta nghĩ rằng bệnh bạc lá, là phải gây nên bạc trắng lá ngay. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào thời tiết, giống lúa. Triệu chứng lá bạc là giai đoạn cuối của bệnh bạc lá, lúc này các mô lá nhiễm bệnh đã chết. Nếu ẩm độ cao, tế bào trương nước chúng ta ít bắt gặp giai đoạn lá chuyển vàng và chỉ thấy lá bị khô trắng lúc nắng lên.
Ngoài ra, hiện nay trên đồng ruộng cũng đang xuất hiện bệnh đốm sọc vi khuẩn (Xanthomonas oryzicola). Triệu chứng là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc theo các gân lá. Lúc đầu vết sọc xanh trong giọt dầu, lúc đầu chuyển màu nâu, xung quanh sọc màu nâu có các quầng vàng. Nếu lá bị nhiều đốm sọc tập trung thì các quầng vàng liên kết nhau làm lá lúa bị vàng.
Các loài vi khuẩn xâm nhiễm chủ yếu qua vết thương cơ giới. Do mưa, gió các lá lúa cọ xát vào nhau gây tổn thương. Vì thế phần hai mép lá thường bị tổn thương trước và nhiễm bệnh trước (người ta gọi bệnh cháy bìa lá). Có thể phòng trừ bằng kháng sinh như, không nên dùng thuốc có chứa Hoặc có thể sử dụng nhóm thuốc sát khuẩn. Ngoài ra, điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nắng bất thường, nhiệt đổi thay đổi đột ngột, gió lào, các chân đất sâu trũng, đọng nước, đất cát dễ nhiễm vàng lá sinh lý.
Vàng lá do ve đen 8 chấm trắng gây hại
Nhận diện đối tượng ve đen 8 chấm bằng quan sát khá đơn giản. Cơ thể chúng có màu đen, trên cánh có 8 chấm màu, gồm 4 chấm màu trắng phía trước và 4 chấm màu đỏ phía sau cánh, được phân bố đều 2 bên.

Khi các khu ruộng gần bờ thấy lá lúa vàng thì tiến hành kiểm tra, nên kiểm tra đồng ruộng vào buổi chiều, kiểm tra vùng xuất hiện hiện tượng lá vàng, các vùng ruộng gần bờ. Nên phát quang bờ cỏ, bụi rậm quanh các thửa ruộng, hạn chế nơi trú ẩn của của chúng.
Điều tra phát hiện, xác định mức ảnh hưởng, tiến hành phun phòng trừ nếu cần thiết, chỉ cần phun thuốc khu vực có triệu chứng, không cần phun cả thửa ruộng. Vì là côn trùng chích hút và không hiện diện liên tục trên ruộng, nên chúng ta chỉ nên sử dụng các thuốc có khả năng nội hấp (lưu dẫn). Có thể sử dụng thuốc có chứa hoạt chất thiamethoxam, imidacloprid,…để phun phòng trừ nếu cần thiết.

Biên soạn: Thạc sĩ. Phan Anh Thế