Công ty TNHH Profesfar Việt Nam ×

Danh mục sản phẩm

Bọ dừa

Nội dung [Hiện]

Bọ dừa có tên khoa học là Brontispa longissima (Gestro), thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae), Bộ cánh cứng, lớp côn trùng, ngành chân đốt, giới động vật.

Bọ dừa xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1999 và phát triển nhanh thành dịch gây hại trên qui mô rộng khắp các tỉnh phía nam. Bọ dừa được ghi nhận gây hại cho nhiều loại cây trồng thuộc họ Cau, Dừa, trong đó chủ yếu là dừa và cau giai đoạn vườn ươm, vườn trồng nhất là cây còn non.

Lá chuyển màu nâu, khô, thối khi chưa mở
Lá chuyển màu nâu, khô, thối khi chưa mở

Đặc tính sinh học và gây hại:

Trứng: Hình bầu dục, hơi dẹp, màu nâu sậm, được đẻ từng quả rời rạc kết dính lại trong kẻ lá của đọt non chưa bung ra, trứng dính chặt vào mặt lá thành hàng dài. Trứng nở 4 - 5 ngày sau khi đẻ. 1 con cái có khả năng đẻ 120 trứng.

Quá trình phát triển của bọ dừa
Quá trình phát triển của bọ dừa

Ấu trùng: Có 5 tuổi (có tài liệu nói có 4 tuổi), ấu trùng tuổi 1 có màu trắng, đầu hơi to so với thân mình, trên mặt của lớp chitin có các gai nhỏ, ấu trùng tuổi 2 các gai mọc dài ra ở hai bên thân và một đôi gai giống như cái kẹp ở cuối bụng, ấu trùng tuổi lớn có thân mình hơi dẹp chuyển sang màu vàng nâu, gồm 13 đốt. Ấu trùng mới nở bắt đầu ăn lá non, ít di chuyển và có xu hướng sợ ánh sáng. Ấu trùng hại nặng hơn con trưởng thành. Giai đoạn ấu trùng kéo dài khoảng 30 – 40 ngày.

Nhộng: Giống ấu trùng tuổi 5, nhưng thân mình hơi co rút lại. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 6 ngày trong kẽ lá non.

Thành trùng: Đầu có màu nâu đậm, có râu dài, ngực màu vàng nâu, cánh trước màu đen, đầu cánh có màu vàng nâu, cánh có ánh kim, trên cánh có các chấm trắng chạy dài dọc theo cánh. Con đực nhỏ hơn con cái. Khi lá chết khô, thành trùng sẽ di chuyển xuống cuống lá (bẹ) bên dưới chờ đọt kế tiếp mọc ra và tiếp tục gây hại. Nếu mật số bọ dừa cao, lá mới mọc ra sẽ bị bọ liên tục cắn phá làm cây suy kiệt dần, còi cọc, cho năng suất trái kém, nếu nặng cây có thể chết. Thành trùng sống kéo dài có thể đến 220 ngày.

Trưởng thành bọ dừa - Brontispa longissima
Trưởng thành bọ dừa - Brontispa longissima

Bọ dừa thường gây hại nặng vào mùa khô hơn mùa mưa (do vào mùa khô cây thiếu nước, sinh trưởng kém hơn, nếu cây cùng lúc bị kiến vương gây hại, thiệt hại sẽ càng trầm trọng hơn), dừa non bị hại nặng hơn vườn dừa già do cây có sức chống chịu tốt hơn, vườn ít chăm sóc bị hại nặng hơn vườn chăm sóc, bón phân tốt.

Do khả năng bay hạn chế nên bọ dừa chủ yếu phát tán nhờ con người (di chuyển cây giống từ nơi này sang nơi khác) và do gió.

Biện pháp phòng trừ: 

null

Profesfar Việt Nam