- Triệu chứng tác hại
Bệnh chủ yếu hại lá, cuống lá, búp non và cành non. Vết bệnh đầu tiên chỉ là các chấm nhỏ màu đen về sau phát triển nhanh và rộng (có thể rộng 2 cm) khiến các lá non, cành non và búp chè trở nên có màu đen và rụng.
Bệnh nặng có thể làm cho cây chè bị khô lá, rụng hết lá và búp không thể thu hoạch được. Khác với bệnh chết cành, bệnh không lan tới các cành già ở dưới mà bệnh thối búp thường dừng lại ở phần vỏ nâu của cành.
- Nguyên nhân: Bệnh do nấm Colletotrichum theae – sinensis gây ra
- Điều kiện phát triển
Bào tử nấm không màu hình hạt đậu được sinh ra từ vết bệnh lan truyền theo gió đến các búp chè khác. Bào tử nấm bám trên búp hay lá ướt, nảy mầm thành các tơ nấm trắng tấn công mô tế bào.
Nghiên cứu ở miền Bắc cho rằng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển bệnh 27-30 độ C. Tại Lâm Đồng bệnh phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ 20-25 độC, ẩm độ cao.
Bệnh lan truyền nhờ gió, mưa, tàn dư cây bệnh. Bệnh thường gây hại nhiều trong các tháng mùa mưa từ tháng 5-10, ít gây hại trong mùa khô.
- Biện pháp phòng ngừa
Vệ sinh đồng ruộng thu gom đốt tàn dư cây bệnh, lá già rụng trong vườn chè. Trong vườn ươm, khi bệnh chớm xuất hiện có thể dùng kéo cắt và gom đốt những cành bệnh để hạn chế sự lây lan.
Có thể sử dụng một trong các thuốc như: Profesfar®VOSONG 800WP kết hợp với Profesfar®Samconil 500SC để phòng trừ.