Trong các đối tượng dịch hại chính trên lạc, thì bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra là một bệnh nguy hiểm đối với các vùng trồng lạc trên toàn thế giới. Và đến nay các nghiên cứu về giống cây trồng có thể kháng lại Rhizoctoni solani Kuhn trên các loài cây trồng đã không thành công .
Triệu chứng bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra trên cây lạc
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại chủ yếu vào thời kỳ hạt nảy mầm đến khi cây lạc bắt đầu ra hoa.
Nấm bệnh tấn công vào rất nhiều bộ phận trên cây lạc bao gồm phần rễ phôi khi mới xuất hiện, trục phôi hạ diệp, lá mầm khi còn ở trong đất hoặc khi lá mầm vừa lộ lên khỏi mặt đất
Lở loét từ phần thân hạ diệp, nấm bệnh thường gây hại phần thân chìm trong đất, hiện tượng thân bị teo thắt lại rất ít được biểu hiện trên lạc.
Hạch nấm được hình thành nhiều, có hình dạng không định hình, kích thước và số lượng khác nhau trên cùng yếu tố môi trường nuôi cấy. Hạch nấm được hình thành từ các sợi nấm cuộn chặt lại với nhau. Cấu trúc hạch nấm đặc và hạch khi mới hình thành có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm (nâu đen) và màu đen.
Biện pháp phòng trừ bệnh lở cổ rễ lạc
Sử dụng kết hợp thuốc trừ nấm phổ rộng và thuốc có chứa chất kích kháng, để giúp phòng trừ hiệu quả bệnh lở cỗ rễ và bảo vệ cây lạc trước sự tấn công của nấm R.solani và các bệnh khác, đặc biệt là bệnh héo xanh do vi khuẩn.
Kết hợp Conabin 750 WG + Probencarb 250 WP phun khi bệnh chớm xuất hiện. Phun lại lần 2 sau 5-7 ngày nếu bệnh đã nặng. Khuyến cáo này chỉ mang tính chất tham khảo, cần bám sát chỉ đạo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn tại địa phương.
Profesfar Việt Nam (Biên soạn Thạc sĩ Phan Anh Thế)