Công ty TNHH Profesfar Việt Nam ×

Danh mục sản phẩm

Bệnh lở cổ rễ trên cây Lạc

Nội dung [Hiện]
Bệnh lở cổ rễ trên cây lạc
Bệnh lở cổ rễ trên cây lạc

Trong các đối tượng dịch hại chính trên lạc, thì bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra là một bệnh nguy hiểm đối với các vùng trồng lạc trên toàn thế giới. Và đến nay các nghiên cứu về giống cây trồng có thể kháng lại Rhizoctoni solani Kuhn trên các loài cây trồng đã không thành công.

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây hại chủ yếu vào thời kỳ hạt nảy mầm đến khi cây lạc bắt đầu ra hoa. Nấm bệnh tấn công vào rất nhiều bộ phận trên cây lạc bao gồm phần rễ phôi khi mới xuất hiện, trục phôi hạ diệp, lá mầm khi còn ở trong đất hoặc khi lá mầm vừa lộ lên khỏi mặt đất. Lở loét từ phần thân hạ diệp, nấm bệnh thường gây hại phần thân chìm trong đất, hiện tượng thân bị teo thắt lại rất ít được biểu hiện trên lạc.

Triệu chứng bệnh lở cổ rể trên cây lạc
Triệu chứng bệnh lở cổ rể trên cây lạc

Trên môi trường PGA nấm phát triển rất mạnh, tản nấm khi còn non có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Quan sát dưới kính hiển vi thấy sợi nấm đa bào, không màu có nhiều vách ngăn phân nhánh vuông góc và gần vuông góc, góc phân nhánh dao động trong khoảng 45o - 90o, chỗ phân nhánh có eo thắt, gần chỗ phân nhánh có vách ngăn.

Sợ nấm Rhizoctonia solani soi dưới kính hiển vi
Sợ nấm Rhizoctonia solani soi dưới kính hiển vi

Hạch nấm được hình thành nhiều, có hình dạng không định hình, kích thước và số lượng khác nhau trên cùng yếu tố môi trường nuôi cấy. Hạch nấm được hình thành từ các sợi nấm cuộn chặt lại với nhau. Cấu trúc hạch nấm đặc và hạch khi mới hình thành có màu trắng sau đó chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm (nâu đen) và màu đen. Hạch nấm là nguồn bệnh chính duy trì từ vụ này qua vụ khác trên đồng ruộng.

Hạch nấm là các sợi nấm cuộn tròn, hình dạng không định hình, tồn tại trong đất, tàn dư cây trồng
Hạch nấm là các sợi nấm cuộn tròn, hình dạng không định hình, tồn tại trong đất, tàn dư cây trồng

Nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây bệnh trên cây lạc có khả năng gây bệnh trên các cây trồng khác như lúa, ngô, dưa hấu, đậu tương.

Các biện pháp phòng trừ nấm Rhizoctonia solani Kuhn khác nhau (biện pháp xử lý hạt giống, biện pháp phun thuốc hóa học và biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học) có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất.

Thực tế năng suất lạc khi được xử lý bệnh lở cổ rễ bằng thuốc Conabin 750 WG + Vosong 800WP năng suất thực tế đạt 40,75 tạ/ha tăng 56,01% so với không xử lý phòng trừ bệnh lở cổ rễ. Qua đó cho thấy bệnh lở cổ rễ trên cây lạc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.

Biện pháp phòng trừ: Dọn sạch tàn dư cây trồng, cỏ dại trước khi làm đất, lên luống cao, tối thiểu 20 cm, làm rãnh thoát nước tốt trước khi gieo trồng.

Khi thời tiết bất lợi, như ẩm độ ruộng cao, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ cao, cần thường xuyên thăm ruộng kiểm tra bằng cách, mỗi lần thăm ruộng nhổ một vài cây lạc phát triển kém, lá có biểu hiện hơi vàng, cây còi cọc, dung nước sửa sạch gốc rễ, nếu phát hiện các vết lở ở gốc như anh trên thì tiến hành phòng trừ.

Sử dụng thuốc Vosong 800WP, pha 33,3 gam, hoặc sử dụng thuốc Conabin 750WG pha 6,28 gam pha với bình 16-25 lit, phun ướt đều toàn thân cây lạc từ gốc tới ngọn. 

Profesfar Việt Nam