Bệnh héo xanh do vi khuẩn sống trong đất có tên là Ralstonia solanacearum (trước đây gọi là Pseudomonas solanacearum ) gây ra. Vi khuẩn héo khoai tây chủ yếu sống ở rễ và xâm nhập vào hệ thống rễ tại những điểm bị tổn thương do nông cụ hoặc thiết bị và sâu bệnh hại đất.
Bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ từ 25 °C đến 37 °C. Nó thường không gây bệnh cho cây khoai tây ở những nơi nhiệt độ đất trung bình dưới 15 °C. Trong điều kiện nhiệt độ tối ưu, sự lây nhiễm lan nhanh nếu đất ẩm ướt. Một khi nhiễm trùng đã xảy ra, các triệu chứng thường sẽ nghiêm trọng hơn với điều kiện không khí khô nóng, làm héo nhanh hơn.
Bệnh được nhìn thấy là ở phần ngọn của khoai tây có biểu hiện héo rũ xuống, tương tự như hiện tượng bị thiếu nước tạm thời. Lúc đầu chỉ một vài nhánh bị héo, sau đó lây lan ra toàn cây. Lá thường héo và cuộn ngược lên, sau đó héo úa, chuyển vàng cuối cùng chuyển sang màu nâu và bắt đầu rụng các lá phần gốc dần lên các lá phía trên.
Ở củ, ta có thể quan sát thấy các khu vực màu xám nâu quanh mắt củ, tại đó các giọt dịch vi khuẩn có thể rùi ra chảy qua mắt củ. Đất có thể bị dính dịch vi khuẩn từ đó. Khi cắt củ khoai tây nhiễm bệnh, chúng ta sẽ thấy các túi chứa dịch màu trắng đục, vòng mạch phía ngoài chuyển sang màu nâu.
Vi khuẩn gây bệnh héo xanh khoai tây lây lan nhờ nước, mưa, ruộng ẩm, các vùng bị nhiễm khuẩn trong đất như trồng các cây họ cà trước đó, do tuyến trùng rễ làm lây lan, hoặc do chính việc cắt củ giống khoai tây, các biện pháp canh tác như vun xới làm rễ, củ bị tổn thương, hoặc có thể lây lan từ củ giống nhiễm bệnh.
Những củ bị nhiễm nhẹ mà không có triệu chứng rõ ràng gây ra nhiều mối nguy hiểm hơn những củ bị nhiễm nặng mà chúng ta phát hiện được. Người trồng phải nhận thức được những rủi ro này và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn dịch bệnh và kiểm soát sự lây lan. Vi khuẩn gây bệnh héo xanh khoai tây có thể tồn tại trong khoảng thời gian lên đến 2 đến 3 năm trong đất.
Sử dụng các biện pháp kiểm soát sau để giúp ngăn ngừa bệnh héo xanh do vi khuẩn:
Luân canh các loại cây trồng với đồng cỏ, ngũ cốc và các loại cây không thân gỗ trong thời gian hơn 5 năm. Sử dụng giống khoai tây sạch bệnh, hoặc đã được xử lý bệnh trước khi trồng. Trồng ở những nơi trước đây chưa xảy ra bệnh héo xanh do vi khuẩn.
Không tưới nước chảy rãnh, thường xuyên kiểm tra cây trồng để phát hiện các triệu chứng bệnh và loại bỏ và tiêu hủy những cây, củ bị bệnh và những cây lân cận.
Bệnh héo rũ do vi khuẩn rất khó kiểm soát và diệt trừ vì bản chất vi khuẩn sinh ra từ đất. Các biện pháp kiểm soát sau đây có thể giúp giảm thiểu sự lây lan của bệnh héo xanh do vi khuẩn.
Sau khi thu hoạch, thu gom và tiêu hủy tất cả các củ bị bệnh. Không giữ bất kỳ sản phẩm nào từ cây trồng bị bệnh làm hạt giống.
Xử lý củ giống trước khi trồng bằng thuốc hóa học. Tuy nhiên các nấm bệnh, tuyến trùng, sùng đất (nhậy) cũng có thể gây ra các vết tổn thương củ giống và vi khuẩn gây bệnh sẽ bội nhiễm. Nên cần phải kết hợp kiểm soát cùng lúc ba nhóm đối tượng trên.
Nếu củ giống to, chúng ta có thể cắt củ giống làm 2, 3, 4 phần, miễn sao mỗi phần đảm báo từ 3-4 mắt mọc được mầm, tuy nhiên cần hạn chế tối đa việc cắt củ giống. Vết cắt có nên được chấm vào tro bếp nguội hoặc bột xi măng nếu không có tro bếp. Đối với củ giống nhỏ, chúng ta gieo trồng nguyên củ.
Khi rải củ giống xuống rãnh trồng, trước khi lấp đất, chúng ta hòa thuốc trừ nấm Vosong 800WP loại 33,3 gam với thuốc trừ vi khuẩn Probencarb 250WP loại 30 gam và thuốc Afudan 20SC loại 20ml, pha với bình phun 16-25 lít, phun dọc theo rãnh, vị trí củ giống gieo chậm vòi phun để phun ướt củ và khu vực đất xung quanh. Sau đó dùng cuốc lấp đất kín củ, không dùng tay.
Phương pháp này ngăn chặn bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra, bệnh thối ướt củ do vi khuẩn Erwinia carotovora, bệnh thối vòng vi khuẩn do vi khuẩn Corynebacterium sepedonicum gây ra và bệnh gẻ củ do vi khuẩn Actinmyces scabies gây ra. Các mầm bệnh này tấn công cả trên củ giống và củ sau này.
Đồng thời giải pháp này còn giúp phòng bệnh do nấm gây ra như bệnh thối khô củ do nấm Fusarium spp gây ra, bệnh vảy bạc củ do nấm Helminthosporium solani, bệnh đốm vòng do nấm Alternaria solani gây ra, mầm bệnh đốm vòng tấn công cả củ và lá, bệnh sương mai do nấm Phytophthora infestans gây ra, bệnh hẽo rũ chết vàng do nấm Fusarium oxysporum gây ra, bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây ra, bệnh héo rũ trắng gốc do nấm Sclerotium rolfsii gây ra,…
Ngoài ra, giải pháp này còn giúp ngăn chặn tuyến trùng tấn loài Meloidogyne hapla, nhậy (sùng đất) tấn công củ và mầm trong đất, cả củ giống và củ hình thành sau trồng.
Biên soạn: Thạc sĩ. Phan Anh Thế