
Đốm nâu hẹp (còn gọi là đốm lá nâu hẹp hoặc đốm lá lúa Cercospora ) do nấm Sphaerulina oryzina (đồng nghĩa với Cercospora janseana , Cercospora oryzae ) gây ra và có thể lây nhiễm vào lá, bẹ và chùy hoa.
Bệnh này làm lá và bẹ lá chết sớm, hạt chín sớm và trong trường hợp nghiêm trọng, cây sẽ bị đổ. Đốm nâu hẹp đã được báo cáo ở các vùng trồng lúa ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Á, Châu Phi, Úc, Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ…
- Các tổn thương điển hình trên lá và bẹ lá phía trên có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, dạng đường thẳng và tiến triển song song với gân lá. Chúng thường dài 2-10 mm và rộng 1-1,5 mm.
- Các tổn thương trên lá của các giống dễ bị nhiễm bệnh có thể lan rộng và kết nối với nhau, tạo thành các vùng hoại tử tuyến tính màu nâu.

- Trên các gốc, các tổn thương thường ngắn hơn nhưng có thể rộng hơn các tổn thương trên lá. Các tổn thương màu nâu cũng được tìm thấy trên các cuống lá.
- Bệnh này cũng gây ra tình trạng đổi màu ở bẹ lá, được gọi là “vết lưới” vì có các đốm giống như lưới ở các vùng màu nâu, nâu nhạt đến vàng.
- Đốm nâu hẹp có thể bị nhầm lẫn bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Các tổn thương dạng tuyến tính làm cho bệnh này khác biệt với các bệnh lá khác.

Bệnh thường xảy ra ở đất thiếu kali và ở những vùng có nhiệt độ dao động từ 25-28°C. Bệnh này xuất hiện vào giai đoạn cuối của cây lúa, bắt đầu từ giai đoạn đòng - trổ bông. Cây dễ bị tổn thương nhất khi bắt đầu hình thành đòng và thiệt hại sẽ trở nên nghiêm trong các thời kỳ tiếp theo.
Thiệt hại nghiêm trọng do đốm nâu hẹp gây ra làm giảm giá trị thị trường của hạt và làm giảm tỷ lệ thu hồi sau xay xát. Về mặt mất năng suất, chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng; và nhìn chung, đốm nâu hẹp không gây ra hậu quả kinh tế đáng kể.

Biên soạn: Thạc sĩ. Phan Anh Thế