Công ty TNHH Profesfar Việt Nam ×

Danh mục sản phẩm

Bệnh đạo ôn hại lúa

Nội dung [Hiện]

Đặc điểm bệnh đạo ôn

Khi cây lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, người nông dân rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn vết bệnh cấp tính (chưa hình thành bào tử), khi phát hiện bệnh thì vết bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính (đã phóng thích bào tử).

Mỗi vết bệnh mãn tính có thể phóng thích từ 2.000 - 6.000 bào tử trong 1 ngày đêm và kéo dài 15 ngày và có nguy cơ hình thành nên hàng nghìn vết bệnh mới chỉ sau 5 - 7 ngày. Bởi vậy, việc phòng trừ thường tốn kém, độc hại, phải xử lý nhiều lần và hiệu quả thấp.

Quá trình phát sinh, phát triển của nấm gây bệnh đạo ôn
Quá trình phát sinh, phát triển của nấm gây bệnh đạo ôn

Để phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn gây hại trên lúa cần nắm vững các đặc điểm quan trọng sau của bệnh đạo ôn:

- Bệnh gây hại nhiều bộ phận trên cây lúa như lá (đạo ôn lá), cổ bông (đạo ôn cổ bông), cổ gié, đốt thân của cây lúa. Vết bệnh ban đầu là chấm kim nhỏ màu nâu, sau đó vết bệnh lớn dần có hình bầu dục, màu nâu nhạt, kích thước khoảng ½ mm.

null
Các triệu chứng gây hại của Bệnh đạo ôn

- Trong điều kiện ẩm độ không khí cao, bão hòa (trời âm u, có sương, mưa) thì trên vết bệnh cấp tính có một lớp mốc màu nâu xám, sũng nước, đó là các sợi nấm bệnh đang phát triển.

Sau đó vết bệnh chuyển thành dạng hình thoi (hình mắt én) ở giữa có màu nâu sáng, xung quanh có quầng vàng. Lúc này vết bệnh ở giai đoạn mãn tính, đã sản sinh và phóng thích bào tử vào không khí.

- Bệnh đạo ôn phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 28 oC, thuận lợi nhất từ 24 - 28 oC, ẩm độ không khí trên 90% (trời có mưa, mưa phùn, sương mù). Tuy nhiên thực tế đồng ruộng cho thấy nếu nhiệt độ ban ngày cao (trên 30 oC) và ban đêm lạnh, có sương mù thì bệnh cũng phát triển rất mạnh.

- Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi bào tử nảy mầm, xâm nhiễm đến biểu hiện ra vết bệnh bên ngoài) của nấm bệnh đạo ôn khoảng 5 - 6 ngày, tùy theo điều kiện nhiệt độ, cụ thể như sau: 9 - 10 oC thời gian ủ bệnh 13 - 18 ngày, 17 - 18 oC thời gian ủ bệnh 7 - 9 ngày, 20 - 25 oC thời gian ủ bệnh 5 - 6 ngày, 26 - 28 oC thời gian ủ bệnh 4 - 5 ngày.

Ngoài ra các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh đạo ôn bao gồm các yếu tốt như đất đai, phân bón, giống nhiễm.

Những chân ruộng nhiều mùn, trũng, ẩm, khó thoát nước, những vùng đất mới vỡ hoang, đất nhẹ, giữ nước kém, khô hạn phù hợp cho bệnh phát triển.

Phân đạm ảnh hưởng nặng nhất đến tốc độ phát triển của bệnh, việc bón đạm cao làm tế bào ít được silic hóa làm thành vách trở nên mềm nấm bệnh dễ xâm nhập và gây hại.

Ảnh hưởng của lân không lớn tuy nhiên phân lân cũng có một vài tác dụng sau: Đất thiếu lân, bón lân có tác dụng giảm bệnh. Trong quá trình sinh trưởng của cây lúa có hiện tượng thiếu lân, bón thêm lân cũng làm giảm bệnh.

Phân kali: Tác dụng của phân kali không rõ, tuy nhiên việc bón nhiều phân kali trên nền đạm cao không làm giảm bệnh. Kích thích tố và các nguyên tố vi lượng: Sự hiện diện của các chất kích thích như Biotin,Thiamin và các nguyên tố vi lượng như kẽm, mangan, molipden giúp cho cây lúa phát triển tốt và cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển.

Biện pháp phòng trừ

Dọn sạch tàn dư (rơm rạ) ở các chân ruộng có tiền sử bệnh đạo ôn và tiêu hủy. Hạn chế gieo trồng các giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn.

Mô phỏng quá trình phát sinh, phát tán bào tử nấm bệnh đạo ôn
Mô phỏng quá trình phát sinh, phát tán bào tử nấm bệnh đạo ôn

Bón phân N:P:K hợp lý, theo từng giai đoạn (giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn làm đòng, giai đoạn trỗ - chín). Không bón đạm tập trung vào thời kỳ cây lúa dễ nhiễm bệnh. Khi bệnh xuất hiện cần phải dừng việc bón thúc đạm, tuyệt đối không phun các loại phân bón lá và tiến hành các biện pháp phòng trừ.

Khi phát hiện bệnh cần tiến hành phòng trừ sớm và nhanh ngay giai đoạn vết bệnh cấp tính. Nếu phát hiện muộn vết bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính (hình mắt én) thì cần tiến hành phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ 5 - 7 ngày. Đối với đạo ôn cổ bông, cần tiến hành phun phòng trước khi lúa trỗ 7 - 10 ngày.

Đội ngũ kỹ thuật Profesfar